Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
Danh bạ
Hình ảnh liên kết
Liên kết website trong tỉnh
Liên kết website các tỉnh
Lượt truy cập

 

Nội dung hỏi

 
Chuyên mục Thanh tra
Tiêu đề Hỏi về thời hạn và thời hiệu
Ngày hỏi 22/09/2016
Người hỏi Hoàng Thị Vân
Email quathi@gmail.com.vn
Điện thoại 061.3825136
Nội dung hỏi
Công ty tôi hiện đang thi hành Quyết định thanh tra, kiểm tra nhưng tôi không rõ quy định về thời hạn và thời hiệu, xin Quý Sở vui lòng giúp tôi được không?
Nội dung trả lời

Theo nội dung câu hỏi của bạn, do bạn không ghi rõ nội dung cụ thể được thể hiện trong các Quyết định thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng tại Công ty mà bạn đang công tác nên chúng tôi không thể cụ thể hóa bởi những ví dụ minh họa cụ thể. Tuy nhiên, để có thể giúp bạn trong việc áp dụng và thực thi các quyết định hành chính của các cơ quan có thẩm quyền, chúng tôi xin chia sẻ cùng bạn một số nội dung quy định có liên quan sau:
1. Đối với Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012
- Cách tính thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân s
- Thời gian ban đêm được tính từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau.

2. Đối với Bộ Luật dân sự (năm 2005 và năm 2015)  

Nội dung

Bộ Luật dân sự

Năm 2005

Năm 2015 (hiệu lực 01/01/2017)



Thuật ngữ

- Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời khác (Điều 149 BLDS 2005)

- Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự (Điều 154 BLDS 2005)

- Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác (Điều 144 BLDS 2015)

- Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định. Thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan  (Điều 149 BLDS 2015)

 

Đơn vị tính

- Thời hạn: Có thể được xác định bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra

- Thời hiệu: năm

 

Cách tính áp dụng

-Thời hạn: Ngày băt đầu của thời hạn không tính  vào thời hạn (Ví dụ:  thời hạn từ ngày 1/1/2014 đến 1/1/2015 thì điểm bắt đầu tính từ 0h ngày 2/1/2014 đến 1/1/2015).

-Thời hiệu: Ngày bắt đầu của thời hiệu có tính vào thời hiệu (“Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu”).

 

Gia hạn

- Thời hạn: Các bên có quyền thỏa thuận

-Thời hiệu: Do pháp luật quy định nên mang tính chất bắt buộc

-Thời hạn: Thời hạn đã hết có thể gia hạn, kéo dài thời hạn.

-Thời hiệu: thời hiệu hết thì không được gia hạn, không được rút ngắn hoặc kéo dài( do thời hạn do pháp luật quy định).





Phân loại

 

- Thời hạn: Dựa vào chủ thể quy định có 3 loại:

+ Thời hạn do luật định

+ Thời hạn thỏa thuận theo ý chí của các bên

+ Thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định khi xem xét, giải quyết các vụ việc cụ thể.

- Thời hiệu: Bao gồm 4 loại:

+ Thời hiệu hưởng quyền dân sự

+ Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự

+ Thời hiệu khởi kiện

+ Thời hiệu yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự.

Hậu quả pháp lý

- Thời hạn: chủ thể tham gia giao dịch dân sự đó phải gánh chịu hậu quả bất lợi nào đó.

- Thời hiệu:  không phải gánh chịu hậu quả pháp lý.

Hy vọng những nội dung cơ bản nêu trên có thể giúp bạn tìm hiểu và trang bị những thông tin hữu ích, cần thiết trong việc phân biệt nhãn và nhãn hiệu hàng hóa, cũng như trong quá trình sử dụng dịch vụ hoặc tiêu dùng hàng hóa đang lưu thông trên thị trường./.
Chào bạn!
File đính kèm

Câu cùng chuyên mục: