Hội thảo “Phát triển tài sản trí tuệ trong kỷ nguyên số giai đoạn 2022-2025” tổ chức sáng ngày 27-4 tại Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Nai
Theo
ông Đoàn Tấn Đạt, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai cho biết,
với mục tiêu để hiểu rõ hơn chương trình phát triển
tài sản trí tuệ đến năm 2030 của các địa phương các vấn đề phát sinh về sở hữu
trí tuệ trong việc ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, lắng nghe các ý
kiến trao đổi của các chuyên gia, diễn giả về chính sách, định hướng tiếp
cận hoạch định chính sách “Phát triển tài sản trí tuệ trong kỷ nguyên số; đồng
thời qua trao đổi các sáng kiến, kinh nghiệm đã và đang được thực
hiện sáng tạo tại một số địa phương trong cả nước, qua đó cùng nhau
trao đổi để đưa ra giải pháp đảm bảo phù hợp, mang tính đặc thù của Đồng
Nai.
Ông Đoàn Tấn Đạt, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai phát biểu tại Hội thảo
Là một địa
phương có nhiều sản phẩm được bảo hộ SHTT thành công, trong những năm qua, tỉnh
Bình Thuận đã triển khai nhiều chương trình ý nghĩa nhằm phát triển và nâng cao
giá trị tài sản trí tuệ, đặc biệt là đối với các sản phẩm đặc sản. Theo ông
Nguyễn Hoài Trung, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận cho biết,
để hỗ trợ bảo vệ xâm phạm quyền SHTT, tăng giá trị gia tăng, tạo dựng thương hiệu
các sản phẩm đặc sản của địa phương, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận
đã hỗ trợ các địa phương đăng ký bảo hộ SHTT cho 21 sản phẩm mang tên địa danh
theo hình thức nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận. Hiện nay, Cục Sở hữu
trí tuệ đã cấp 14 văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận.
Ngoài ra, để góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tạo dựng thương
hiệu tại các thị trường nước ngoài, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận đã
hỗ trợ cho Hiệp hội nước mắm Bình Thuận và Hiệp hội thanh long Bình Thuận đăng
ký và đã được bảo hộ nhãn hiệu cho thanh long và nước mắm tại nhiều quốc gia
trên thế giới. Hiện trong công tác thực thi bảo hộ SHTT vẫn còn những khó khăn
nhất định, trong đó khó khăn trước hết là về nhận thức về tài sản trí tuệ đối với
cả cán bộ hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ, người dân và doanh nghiệp;
Sự quan tâm, phối hợp của các ngành với ngành khoa học và công nghệ chưa thật sự
chặt chẽ; Sự biến động của công tác cán bộ dẫn đến việc tham mưu đôi khi chưa
được liền mạch.
Ông Nguyễn Hoài Trung, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận chia sẻ về chương trình phát triển SHTT tại tỉnh Bình Thuận
Trong giai đoạn
2021-2025, tỉnh Bình Thuận đề ra mục tiêu, tối thiểu 50% và đến năm 2030 có tối
thiểu 70% sản phẩm được công nhận là sản phẩm quốc gia, sản phẩm dịch vụ lợi thế,
chủ lực của tỉnh và các sản phẩm gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm được
hỗ trợ bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ. Số lượng đơn đăng ký quyền
tác giả, quyền liên quan đến tác giả tăng trung bình 5% /năm.
Tại TP. Hồ Chí
Minh, theo bà Nguyễn Thị Ngọc Nhung – Quyền Trưởng Phòng Sở hữu trí tuệ, Sở Khoa học và Công nghệ, nhằm
gia tăng chất lượng và số lượng đơn đăng ký quyền sở hữu công nghiệp, nâng cao
nhận thức về SHTT trong trường học giúp hình thành văn hóa SHTT cho xã hội ngay
từ độ tuổi thanh thiếu niên nhi đồng; thúc đẩy hình thành nguồn nhân lực và bộ
phận quản trị tài sản trí tuệ tại các đơn vị cơ sở; nâng cao năng lực cho thành
phần hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo về SHTT nhằm hỗ trợ hoạt động sản
xuất kinh doanh phát triển bền vững, TP. Hồ Chí Minh đã xây dựng kế hoạch triển
khai chiến lược SHTT và phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn thành phố đến
năm 2030. Trong đó tập trung vào 6 nhóm nhiệm vụ và giải pháp thực hiện gồm:
Tham mưu xây dựng chính sách; bồi dưỡng nâng cao nhận thức SHTT trong trường học;
phát triển hệ thống thu thập thông tin khoa học và công nghệ; thúc đẩy hình
thành nguồn nhân lực và bộ phận quản trị tài sản trí tuệ tại trường đại học, viện
nghiên cứu; Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tạo lập, khai thác
và bảo vệ tài sản trí tuệ; quản lý tài sản trí tuệ hình thành từ nhiệm vụ
nghiên cứu khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Nhung – Quyền Trưởng Phòng Sở hữu trí tuệ, Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh tham luận tại Hội thảo
Còn tại Đồng
Nai, trong giai đoạn tới, tỉnh đề ra mục tiêu thúc đẩy hỗ trợ phát triển hỗ trợ
phát triển hệ thống SHTT ở tất cả các khâu tạo lập, xác lập, khai thác, bảo vệ
và thực thi quyền SHTT tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo, đáp ứng
yêu cầu trong nước, đưa SHTT thành công cụ quan trọng nâng cao năng lực cạnh
tranh cho sản phẩm, hàng hóa của tỉnh. Hỗ trợ các đặc sản, sản phẩm lợi thế có
tiềm năng xuất khẩu và tiềm năng phát triển du lịch để hình thành và phát triển
một số thương hiệu mạnh, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Theo đó
tập trung vào các nhiệm vụ giải pháp chính như: Tuyên truyền nâng cao nhận thực,
năng lực tạo lập và phát triển tài sản trí tuệ các đặc sản địa phương; hỗ trợ
đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ; hỗ trợ khai thác thương
mại và phát triển tài sản trí tuệ; hỗ trợ ứng dụng các tài sản trí tuệ, thành
quả sáng tạo cá nhân được hình thành từ thực tiễn, tăng cường hiệu quả các hoạt
động quản lý, thực thi quyền SHTT, hợp tác về SHTT.
Mỗi địa phương
có một thế mạnh cũng như những khó khăn nhất định, do vậy trong việc xây dựng
chương trình phát triển tài sản trí tuệ trong giai đoạn tới cũng dựa trên những
tiềm lực sẵn có để xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp riêng, trên cơ sở hệ
thống chính sách của Trung ương về hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ. Theo ông
Nguyễn Hồng Hiếu- cán bộ Văn phòng Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. Hồ Chí Minh cho
biết: trong giai đoạn 2016-2020, các hoạt động về SHTT ghi nhận những kết quả nổi
bật trong việc triển khai các hoạt động phát triển tài sản trí tuệ khắp các tỉnh,
thành phố trong cả nước; nâng cao được nhận thức và thúc đẩy đổi mới sáng tạo
trong cộng đồng, huy động đa dạng nguồn lực tham gia chuỗi giá trị sản phẩm,
nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh cho sản phẩm đặc sản của địa phương,
khẳng định vai trò và năng lực cạnh tranh của sản phẩm đặc sản của địa phương.
Tuy vậy, trong những năm qua, hoạt động SHTT vẫn còn những hạn chế như: chưa có
nhiệm vụ về áp dụng sáng chế, hỗ trợ quản trị tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp,
hiệu quả bảo hộ của sản phẩm chủ lực địa phương chưa được như mong muốn, đội
ngũ các chuyên gia, tư vấn về quản trị phát triển tài sản trí tuệ chưa được
phát triển.
Toàn cảnh Hội thảo “Phát triển tài sản trí tuệ trong kỷ nguyên số giai đoạn 2022-2025”
Trong chương
trình tổng quan chung của cả nước về phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030,
có 6 nội dung chính được tập trung thực hiện là: tăng cường các hoạt động tạo
ra tài sản trí tuệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về đổi mới sáng tạo và sở
hữu trí tuệ; thúc đẩy đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ trong và ngoài nước; nâng
cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ; thúc đẩy và tăng
cường hiệu quả thực thi và chống xâm phạm quyền SHTT; phát triển, nâng cao năng
lực các tổ chức trung gian và chủ thể quyền SHTT; hình thành, tạo dựng văn hóa
SHTT.
T.Cảnh - D.Linh