Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

 Diễn đàn Khoảng không vũ trụ vì tri thức tiện ích và nhân loại – viễn cảnh tương lai.

 
​E-seed lấy cảm hứng từ thực vật tự khoan sâu vào lòng đất khi được làm ẩm   17-02-2023
Sử dụng máy bay không người lái để gieo hạt trên không có vẻ là một ý tưởng hay, nhưng hạt giống có thể dễ dàng bị thổi bay nếu không thể đáp xuống được mặt đất. Một phương tiện vận chuyển hạt giống lấy cảm hứng từ sinh học đã được thiết kế để hỗ trợ việc này bằng cách tự khoan lỗ đưa hạt giống nó mang theo xuống đất.


Hạt E-seed (trong ảnh) được lấy cảm hứng từ cuống hạt của cây Erodium Ảnh: Đại học Carnegie Mellon

Thiết bị này được gọi là E-seed và nó được tạo ra bởi một nhóm Đại học Carnegie Mellon do Phó Giáo sư Lin Yao. Về phần mình, bà lấy cảm hứng từ chi thực vật Erodium vốn đã phát triển một chiến lược độc đáo để tồn tại ở vùng khí hậu khô cằn.

Một số cây có hạt nằm trong cuống mỏng có đuôi quấn chặt ở trên – cuống đó tách ra khỏi cây chính và rơi xuống đất. Khi bị mưa hoặc độ ẩm cao làm ẩm, cuống sẽ xòe đuôi ra để đầu tiên là tự chống thẳng đứng, sau đó tự khoan và đưa hạt của nó xuống đất.

Chất mang hạt giống E-seed của Yao cũng hoạt động theo cách tương tự, mặc dù nó được làm bằng gỗ sồi trắng nhạy với độ ẩm. Nó cũng khác với cuống hạt giống Erodium ở chỗ nó không chỉ có 1 mà là 3 đuôi – đặc điểm này giúp nó có thể đứng thẳng trên đất tương đối bằng phẳng. Erodium không cần nhiều sự trợ giúp về mặt này vì cuống của nó thường rơi vào các kẽ hở nhỏ.

Mặc dù việc sản xuất phương tiện mang hạt lấy cảm hứng từ sinh học hiện là một quy trình gồm 5 bước bao gồm rửa hóa chất và tạo khuôn cơ học nhưng các nhà khoa học đang nghiên cứu điều chỉnh công nghệ để sử dụng trên quy mô công nghiệp. E-seed sau đó có thể được máy bay không người lái phân phối đến những nơi khó tiếp cận, chẳng hạn như các cánh đồng ở xa hoặc các khu vực sạt lở đất cần ổn định.

Tuy nhiên, trong các thử nghiệm thực địa, công nghệ này cũng đã được sử dụng để cung cấp các vật chất không phải hạt giống như phân bón và giun tròn để tiêu diệt côn trùng gây hại.

“Việc chôn hạt giống đã được nghiên cứu kỹ lưỡng trong nhiều thập kỷ về mặt cơ học, vật lý và khoa học vật liệu nhưng cho đến nay, chưa ai tạo ra được một công nghệ tương tự. Nghiên cứu về chất mang hạt giống đặc biệt bổ ích vì tác động xã hội tiềm năng của nó. Chúng tôi rất hào hứng với những thứ có thể mang lại tác dụng có lợi”, Yao chia sẻ.

LH (Đại học Carnegie Mellon)

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

 THÔNG BÁO

 
 

 Thủ tục hành chính

 
 

 Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập