Các vi
viên nang chứa muối gốc natri-acetate có thể làm tan băng trên nhựa đường trong
nhiều năm (Ảnh: Depositphotos)
Các loại
muối làm tan băng gốc clorua hiện đang tràn lan trên các con đường vùng băng giá
có thể gây hại cho môi trường khi chúng chảy ra khỏi nhựa đường và chảy vào các
vùng nước gần đó.
Chúng
cũng có thể làm xuống cấp chính những con đường mà chúng đang phá băng, cộng với
việc chúng khiến ô tô bị rỉ sét và phải được sử dụng nhiều lần trong suốt mùa
đông. Thậm chí sau đó, khi một lớp băng mới hình thành trên nhựa đường, các tài
xế sẽ bị mắc kẹt với nó cho đến khi xe tải phá băng tới.
Các
nhà khoa học từ Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Bắc của Trung Quốc (và các tổ
chức khác) đã bắt đầu giải quyết những thiếu sót đó, bắt đầu bằng cách phát triển
một loại muối dựa trên acetate không chứa clorua. Các muối như vậy ít gây hại
cho môi trường hơn đáng kể so với clorua vì chúng ít ăn mòn thép và các vật liệu
khác hơn, cộng với việc chúng hoạt động ở nhiệt độ thấp hơn.
Các
nhà nghiên cứu đã tiến hành trộn muối với chất hoạt động bề mặt, silic dioxide,
natri bicarbonate và xỉ lò cao (cũng đã được sử dụng trong bê tông chống muối),
thu được một loại bột mịn. Các hạt của loại bột đó sau đó được phủ một dung dịch
polyme, tạo ra các vi viên nang. Cuối cùng, các nhà khoa học đã thay thế một số
chất độn khoáng trong hỗn hợp nhựa đường thông thường bằng những viên nang đó.
Khi thử
nghiệm loại nhựa đường đặc biệt trên một đoạn đường thoát cao tốc, người ta thấy
rằng nó không chỉ liên tục làm tan tuyết rơi trên nó mà còn hạ thấp điểm đóng
băng của nước từ O ºC xuống -21 ºC. Hơn nữa, dựa trên các thử nghiệm trong
phòng lab, các nhà nghiên cứu ước tính rằng một mảng vỉa hè dày 5 cm (2 inch) sẽ
duy trì giải phóng các viên muối trong vòng 7 đến 8 năm, giúp con đường luôn
thông thoáng trong suốt thời gian đó.
LH (New
Atlas)