Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

 Diễn đàn Khoảng không vũ trụ vì tri thức tiện ích và nhân loại – viễn cảnh tương lai.

 
​Một quy trình đơn giản giải quyết vấn đề tái chế nhựa polyeste   11-08-2023
Các nhà nghiên cứu vừa mới phát triển một cách tái chế một trong những loại vải phổ biến nhất nhưng gây ra nhiều vấn đề về môi trường: polyeste. Phương pháp mới của họ rất đơn giản, không độc hại cho con người và môi trường, hơn nữa, nó bảo toàn tính toàn vẹn của bông được tách ra khỏi vải để sẵn sàng tái sử dụng.


Các nhà nghiên cứu vừa phát triển được một phương pháp tái chế polyeste an toàn cho con người và môi trường

Polyeste bị mang tiếng xấu vào những năm 70, chủ yếu là do nó được sử dụng để tạo ra một kiểu thời trang kinh khủng. Ngày nay, trong khi thời trang đã được cải thiện đáng kể, chúng ta cũng đã nhận thức rõ hơn về tác động môi trường của polyeste, loại vải dệt được sử dụng nhiều thứ 2 trên thế giới thế giới.

Loại vải này có những ưu điểm: bền lâu, nhẹ, chống ẩm, nhanh khô và dễ làm sạch. Tuy nhiên, về nhược điểm, việc tạo ra hỗn hợp polyetylen terephthalate (PET) và bông phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và tạo ra nhiều carbon dioxide. Và một khi bạn không dùng nữa, thay vì được tái chế, phần lớn polyeste sẽ kết thúc ở bãi rác nơi vật liệu không bị phân hủy (ít nhất là không trong một thời gian rất dài).

Nay các nhà nghiên cứu từ Đại học Copenhagen có thể vừa tìm được một giải pháp cho vấn đề polyeste, phát triển một cách tái chế sản phẩm xanh, đơn giản.

Yang Yang, tác giả dẫn đầu nghiên cứu cho biết: “Ngành dệt may đang khẩn trương yêu cầu một giải pháp tốt hơn để xử lý các loại vải hỗn hợp như polyeste/cotton. Hiện tại, có rất ít phương pháp thực tế có khả năng tái chế cả bông và nhựa – đó thường là 1 trong 2 kịch bản. Tuy nhiên, với kỹ thuật mới, chúng tôi có thể khử polyme polyeste thành các monome của nó đồng thời thu hồi bông ở quy mô hàng trăm gam, sử dụng một phương pháp cực kỳ đơn giản và thân thiện với môi trường”.

Phương pháp thay đổi cuộc chơi chỉ cần 3 thứ: nhiệt, dung môi không độc hại và muối hartshorn, còn được gọi là amoni cacbonat, một sản phẩm được sử dụng trong các món nướng.

 “Chẳng hạn, chúng ta có thể lấy một chiếc váy polyeste, cắt nó thành nhiều mảnh nhỏ và cho vào hộp đựng. Sau đó, thêm một chút dung môi nhẹ và sau đó là muối hartshorn, mà nhiều người biết đến như một chất tạo men trong các món nướng. Sau đó, chúng tôi làm nóng tất cả lên đến 160°C và để yên trong 24 giờ. Kết quả là một chất lỏng trong đó nhựa và sợi bông lắng thành các lớp riêng biệt. Đó là một quy trình đơn giản và tiết kiệm chi phí”, đồng tác giả nghiên cứu Shriaya Sharma chia sẻ.

Khi được làm nóng, ammonium bicarbonate phân hủy thành amoniac, carbon dioxide và nước. Khi amoniac và carbon dioxide kết hợp với nhau, chúng hoạt động như một chất xúc tác, tạo ra phản ứng khử trùng hợp chọn lọc để phân hủy nhựa nhưng vẫn giữ lại được bông. Mặc dù bản thân amoniac đã độc hại nhưng khi kết hợp với carbon dioxide, nó lại an toàn cho con người và môi trường.

Sau khi phát hiện ra rằng carbon dioxide có thể được sử dụng làm chất xúc tác để phân hủy nylon, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bổ sung muối hartshorn và rất ngạc nhiên với kết quả.

Đồng tác giả nghiên cứu Carlo Di Bernado cho biết: “Lúc đầu, chúng tôi rất vui khi thấy nó hoạt động tốt như vậy trên chai nhựa PET. Sau đó, khi phát hiện ra rằng nó cũng hoạt động trên vải polyeste, chúng tôi vô cùng phấn khích. Thật không thể diễn tả được. Việc nó quá đơn giản để thực hiện gần như quá tốt để trở thành sự thật”.

Ở giai đoạn này, các nhà nghiên cứu mới chỉ thử nghiệm phương pháp của mình trong phòng thí nghiệm nhưng đang tìm kiếm các công ty có nhu cầu ứng dụng, coi khả năng mở rộng của nó như ưu thế để bán hàng.

LH (Đại học Copenhagen)

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

 THÔNG BÁO

 
 

 Thủ tục hành chính

 
 

 Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập