Các thành viên Hội đồng đi kiểm tra thực tế mô hình.
Mục
tiêu nghiên cứu của đề tài là chọn lọc được 2 giống Keo lai có năng suất đạt 25
m3/ha/năm; Xây dựng quy trình hướng dẫn kỹ thuật nhân giống cho 2
dòng sinh trưởng nhanh đạt tỷ lệ ra rễ trên 90%; Xây dựng được 5 ha khảo nghiệm
giống trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có tỷ lệ sống trên 90%.
Theo
TS. Trần Hữu Biển, sau hơn 4 năm nghiên cứu (thời gian thực hiện đề tài từ
tháng 4/2020 đến 8/2024), đề tài đã hoàn thành tất cả các nội dung so với yêu cầu
đặt hàng của tỉnh. Trong đó, đề tài đã điều tra và tuyển chọn được 24 cây trội
Keo lai trong các lâm phần rừng; xây dựng vườn cung cấp vật liệu giống trên diện
tích 2.000 m2 tại Trạm thực nghiệm lâm nghiệp Sông Mây; hoàn thiện kỹ
thuật nhân giống vô tính Keo lai…
TS. Trần Hữu Biển, Chủ nhiệm đề tài báo cáo kết quả nghiên cứu.
Đặc
biệt, đề tài đã xây dựng được 0,5ha mô hình khảo nghiệm giống dòng vô tính Keo
lai tại tiểu khu 209, Phân trường Đầm Voi – Ban Quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc.
Trong đó, 3 dòng vô tính Keo lai là KL-01-VC; KL-05-VC; KL-14-VC được đánh giá
là phù hợp nhất với điều kiện lập địa khi có tỷ lệ sống cao nhất trên 90% và
cho năng suất cao nhất đạt trên 25 m3/ha/năm (từ 28,3 – 31,3 m3/ha/năm).
Thanh Cảnh