TS. Lại Thế Thông, Giám đốc Sở KH&CN phát biểu tại cuộc họp.
Mục
tiêu của nghiên cứu của đề tài là đánh giá khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội
cũng như các yếu tố tác động đến việc tiếp cận các dịch vụ xã hội của lao động
nữ phi chính thức trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, từ đó xây dựng mô hình và đề xuất
giải pháp phát triển các dịch vụ xã hội và chính sách hỗ trợ lao động nữ trong
khu vực phi chính thức trên địa bàn tỉnh.
Kết
quả nghiên cứu thực tiễn đã chỉ ra rằng, khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội của
lao động nữ phi chính thức trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ở mức độ trung bình.
Trong đó, nội dung có mức độ biểu hiện thấp nhất là sự hiểu biết đối với các dịch
vụ xã hội của lao động nữ phi chính thức. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng chỉ
ra, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội
nói chung và các biểu hiện cụ thể về khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội của
lao động nữ phi chính thức nói riêng khi so sánh tự đánh giá theo các biến nhân
khẩu và đánh giá của hai nhóm khách thể nghiên cứu bao gồm lao động nữ phi
chính thức và đội ngũ cán bộ chuyên trách về người lao động, cán bộ phụ nữ.
Các thành viên Hội đồng chụp hình lưu niệm với nhóm nghiên cứu sau nghiệm thu đề tài.
Trên
cơ sở kết quả nghiên cứu thực trạng khả năng tiếp cận và thực trạng các yếu tố
tác động đến khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội của lao động nữ phi chính thức
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và
các địa phương khác tại Việt Nam, và dự báo tình hình lao động nữ phi chính thức
trong thời gian tới, đề tài xác định các nhóm giải pháp cơ bản nhằm góp phần
nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội của lao động nữ phi chính thức
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Các
thành viên hội đồng đã tiến hành bỏ phiếu, nghiệm thu kết quả đề tài. Tuy nhiên
yêu cầu chủ nhiệm đề tài cần chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung theo góp ý của
các thành viên hội đồng.
Thanh Cảnh